My Fashion Internship in London (part 1/2): My Experience

Less fun stuff, University & Studying

As some of you might know, I have been interning at a fashion brand in London for the past year. As this is part of my course, I was able to use my student visa for it (you wouldn’t be granted a visa just for an internship). If you follow me on Instagram or Facebook, you might have noticed which brand I’m interning at. There’s nothing to hide here but I prefer not to mention names.

Có lẽ nhiều bạn cũng biết là một năm nay mình đang thực tập tại một hãng thời trang ở London. Vì đây là một phần của khoá học nên mình vẫn dùng được student visa để đi thực tập (thường nếu tự xin chỉ để đi thực tập thì sẽ không được cấp visa). Bạn nào follow mình trên Instagram hoặc Facebook có thể đã biết mình đang làm ở hãng nào, nhưng để cho khách quan mình sẽ không nhắc tới tên tuổi gì hết.

This post will be about my experience during the internship, and the next post will be about the process of finding a placement and applying. I’m writing about being on the internship first so you can get a glimpse of what it’s like before deciding wether to do it or not.

Post này mình sẽ viết về trải nghiệm trong đợt thực tập của mình, và post tiếp theo sẽ là về quá trình tìm và xin việc. Mình muốn viết về trải nghiệm thực tập trước để các bạn có thể hiểu được đôi chút về nó trước khi quyết định có nên đi thực tập hay không.

This is purely my personal experience and what I’ve written below isn’t a guide to a perfect internship, but what I found most suitable for my personality and situations. You should always look at multiple sources and consult different people, then pick out the information you find most helpful and suitable for you.

Đây là kinh nghiệm của cá nhân mình và những gì mình viết dưới đây không phải là hướng dẫn để có một internship lí tưởng, mà là những gì mình thấy phù hợp với tính cách và hoàn cảnh của mình nhất. Hãy luôn tìm đọc ở nhiều nguồn khác nhau và tham khảo ý kiến của nhiều người, rồi chọn ra những thông tin mà bạn thấy hữu dụng và hợp lí nhất cho bản thân.

71dd126b63bf301dfc79bb35f9b0c9abc426d80b9ce24c671de0f38f3ee04f33

For easy reading, I will break this down into 5 parts:

  • The People
  • The Work
  • Learning
  • The London Fashion Week
  • Other Things to Consider

Để dễ đọc, mình sẽ chia post thành 5 mục:

  • The People (Những người mình làm cùng)
  • The Work (Công việc)
  • Learning (Những gì mình học được)
  • The London Fashion Week (Tuần lễ thời trang London)
  • Other Things to Consider (Những điều cần lưu ý khác)

1 The People

Interns

There are interns coming from different universities and countries, so the internship was a great chance to be exposed to different cultures and to hear about the learning experience at other establishments (thanks to this I also became more appreciative of what I’ve been taught). We all have different skills and things we’re good at so we all learn from each other.

Thực tập sinh (intern) ở đây đến từ các trường đại học khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, vậy nên đây là cơ hội tốt để tiếp xúc với văn hoá mới và biết thêm về cách dạy học ở những trường khác nhau (cũng nhờ vậy mà mình cảm thấy trân trọng những thứ mình đã được dạy hơn). Mỗi người lại có sở trường và giỏi ở các lĩnh vực khác nhau nên bọn mình đều học hỏi từ nhau rất nhiều.

I met a lot of nice people whom I still stay friends with even now. But a lot of time, I had to work with people who are unnecessarily competitive and difficult to work with. I’d avoid displeasing someone I have to see everyday so I put up with it most of the time. But as time passes by, I became less tolerant. Now I couldn’t care less if someone dislike me as long as I’m doing the job right. For me, I wasn’t there to make friends, but to gain more skills and knowledge, and to make the most out of the experience.

Mình đã gặp được rất nhiều người bạn tốt từ internship này. Tuy nhiên nhiều khi mình  cũng phải làm việc với những người thích cạnh tranh một cách không cần thiết và khó khăn khi làm cùng. Mình từng tránh làm mích lòng người khác nhất là những người phải gặp hàng ngày. Nhưng dần dần về sau này mình không còn nhượng bộ như trước nữa. Và bây giờ thì mình cũng chẳng quan tâm nếu có ai đó không ưa mình, miễn sao mình vẫn hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân. Dù gì mục đích mình đi làm cũng không phải để kết bạn, mà là để học hỏi và tận dụng cơ hội này hết mức có thể.

But, team work is also a valuable skill that I needed to learn. You can’t work alone in this industry. You can’t work alone in any industry. And hence, little by little, I learned to stay neutral and work with people who aren’t exactly my best friends.

Tuy nhiên, team work (làm việc nhóm/làm chung với người khác) cũng là một kĩ năng cần thiết với mình. Trong ngành này bạn không thể làm việc một mình được. Bạn chẳng thể làm việc một mình trong bất cứ ngành nào cả. Vì thế về sau này mình cũng dần học cách không tỏ thái độ gì và làm việc với những người mình không ưa cho lắm.

FIY, aside from keeping in contacts with your employers even after the internship, you also need to do the same with the interns, you never know how useful these connections can be in the future, even if you will be in a different country. I usually do this by connecting with them on LinkedIn, and if we’re close, Facebook as well.

Thêm nữa, ngoài việc giữ liên lạc với nhân viên của công ty, bạn cũng nên làm vậy với những intern khác, vì chẳng ai biết được trong tương lai những mối quan hệ này có thể hữu ích như thế nào, kể cả khi bạn đang ở nước khác. Thường thì mình sẽ kết nối với họ qua LinkedIn, còn nếu thân hơn thì mới add cả Facebook nhau.

Staffs

In my case, most of the staffs are really nice to interns (except for this one lady who seemed to dislike me for no apparent reason but I’ll keep that to myself for now lol). But I’ve heard not-so-good things from my classmates who work at other brands. The best advice I can give is stay away from unfriendly people.

Như trường hợp của mình thì mọi người trong công ty khá tốt bụng với intern (có một bà không hiểu sao không ưa mình lắm nhưng thôi mình sẽ giữ riêng lấy đã). Nhưng mình cũng đã nghe khá nhiều điều không hay ho từ các bạn cùng lớp làm ở các hãng khác. Với mình thì tốt nhất là hãy tránh xa và tránh tiếp xúc với những người khó tính và không thân thiện ra.

Tips: There will be annoying people. Try to ignore it when they’re being difficult and do the best you can on your job. The staffs won’t be there to give you justice and they wouldn’t care whose fault it was. And snapping just spoil your own mood, so stay calm.

Tips: Sẽ luôn luôn có những người khó ưa. Hãy cố lờ đi nếu họ người ta gây khó chịu cho bạn, cứ tập trung làm tốt việc của mình là được. Và thường cũng sẽ chẳng có ai can thiệp để phân giải nếu xảy ra chuyện cả. Nếu xảy ra cãi vã hoặc bạn bị cáu kỉnh thì bạn cũng chỉ rước thêm bực vào người thôi, nên hãy cố gắng giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi.

Screen Shot 2016-05-01 at 05.08.27

2 The Work

Everyday we would start and finish with cleaning the studio (sweeping the floor, washing dishes, taking out bins…). Then, our main duty is making samples and occasionally cutting patterns. We were given inspiration pictures that the designers like, and made samples based on these, using beads, sequins, fabrics etc. available in the studio.

Hằng ngày bọn mình sẽ bắt đầu và kết thúc công việc với việc lau dọn studio (quét sàn, rửa cốc chén, vứt rác…). Còn công việc chính của bọn mình là làm sample (các mẫu thêu hoặc trang trí nhỏ làm theo yêu cầu của designer, sau đó họ sẽ từ đó phát triển ra thêm ý tưởng cho các mẫu thiết kế) và cắt mẫu rập. Bọn mình sẽ được đưa cho những bức hình cảm hứng mà các sếp thích, rồi dựa vào đó và dùng kim sa, hạt cườm, vải v.v… có sẵn trong studio để làm.

Although, most of the time we would run errands like going out to buy stuff or to deliver/collect garments to/from magazines, stylists etc. I expected all that so I had no complain. What I wasn’t really happy about was that the thing I had to do to much delivering, 3-4 times a day, sometimes 8 big dresses at the same time, by bus or train, using my own travel card, and it’s tiring af.

Tuy nhiên, phần lớn thời gian bọn mình lại phải làm những việc lặt vặt như đi mua đồ hoặc đi giao/nhận quần áo cho/từ các báo, stylist v.v… Mình cũng đã đoán trước nên không than phiền gì nhiều. Nhưng cái làm mình thấy chán là mình phải đi giao đồ quá nhiều, 3-4 lần một ngày, có lúc tận 8 cái váy to đùng, chỉ dùng bus hoặc tàu và thẻ đi lại của riêng mình, thật sự là rất mệt mỏi.

Things only started to get better when they noticed my skill and started giving me more important jobs, and by now (after almost a year) I almost don’t have to do deliveries anymore and mostly work on embroidery and embellishments for real garments, which is exactly what I aimed for before starting the placement year.

Mọi thứ trở nên khá hơn sau khi kĩ năng của mình được để ý và bắt đầu được làm những việc quan trọng hơn. Và bây giờ (sau gần một năm làm việc) mình gần như không phải đi giao đồ nữa mà chỉ tập trung thêu và làm mẫu trang trí cho các sản phẩm chính, và đây cũng là mục tiêu mình đã đặt ra ngay từ đầu.

It all depends on the company you work for. Some places give you insignificant errands like making coffee and photocopies all day and others ask unpaid interns to do jobs that should be highly paid (which is pure exploiting and shouldn’t be tolerant). In my case, interns do both insignificant errands and jobs that we can actually learn from. The longer you be with the company (or the better the performance you put on), the more important jobs would be given to you.

Tuỳ vào từng công ty mà công việc bạn được giao sẽ khác nhau. Có những nơi sẽ chỉ sai vặt bạn đi pha cafe hoặc photo giấy tờ cả ngày, còn có những nơi lại bắt intern không lương phải làm những việc mà đáng ra phải được trả rất nhiều (cái này là lợi dụng rồi và bạn không nên chịu đựng việc này). Trong trường hợp của mình, bọn mình làm cả những việc lặt vặt lẫn những việc có ích hơn cho việc học nữa. Bạn ở càng lâu với công ty (hoặc làm càng tốt) thì mức quan trọng của công việc được giao cũng tăng dần.

Tips: It does pay off when you work diligently and put in some efforts. Things may not turn out as well as you expected at first, but don’t give up right from the start, or even after 6 months. If you decide to move on to another place, only do so because you want to, not because someone told you it’d be better (I almost did and now I’m relieved that I didn’t). Follow your gut. Oh and exercise too, you’re gonna have to walk around carrying heavy things a lot.

Tips: Có công mài sắt có ngày nên kim. Làm việc chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả tốt đẹp. Có thể ban đầu công việc sẽ không như mơ, nhưng đừng bỏ cuộc ngay từ bước đầu, hoặc thậm chí là sau 6 tháng. Nếu bạn quyết định đi nơi khác làm thì hãy làm vậy nếu bạn thực sự muốn thế, chứ không phải vì người khác nói là làm thế thì tốt hơn (mình đã suýt như vậy và bây giờ mình thấy thật may là mình đã ở lại). Hãy làm theo quyết tâm của bản thân. Và cũng nên tập thể dục nữa vì bạn sẽ phải làm việc chân tay nặng nhọc khá nhiều.

Screen Shot 2016-05-01 at 05.09.15

3 Learning

There was a lot of making going on in the studio so the pattern cutters and technicians could always use a helping hand. We learn more about pattern cutting by helping and being guided by them.

Lúc nào trong studio cũng phải cắt may và làm gì đó nên những người thợ may sẽ cần sự trợ giúp của bạn. Bọn mình học được thêm về cắt may khi làm cùng và được họ chỉ bảo.

For me I really wanted to develop my embroidery and textiles skills so I expected there would be an embroidery designer. Sadly that person quit a long time ago so there was nobody I could learn from at first, but I’ve always been the type to do well with self-teaching. Being on the internship, I have all the time and materials (including beautiful Swarovski crystals muahaha) needed to experiments with new techniques that I learn from books, the internet and interns who study Textiles or Embroidery. I’ve developed more handcrafting skills than I ever could in uni.

Mình đặc biệt muốn cải thiện khả năng thêu thùa nên đã mong là có thợ thêu để mình học hỏi. Rất buồn là người đó đã nghỉ việc khá lâu nên ban đầu mình chẳng học được từ ai, nhưng may là mình đã quen với việc tự tìm tòi và tự học. Đi thực tập nên mình luôn có thể dùng vật liệu của công ty (bao gồm cả đá Swarovski hihi) để thử nghiệm những kĩ thuật mới mà mình học từ sách, internet và chính những người bạn intern làm cùng. Nhờ vậy và mình đã làm được thêm rất nhiều so với lúc đi học.

Tips: Don’t expect someone to come and teach you things. Be initiative in asking (at appropriate time) and use the time you have to practice and experience new techniques. Honestly you don’t get to have access to more quality materials then when on an internship.

Tips: Đừng đợi có người tới dạy bạn. Hãy chủ động trong việc hỏi (để ý thời gian hợp lý) và dùng thời gian bạn có để luyện tập và thử nghiệm những kĩ thuật mới. Bởi vì chẳng có cơ hội nào tốt hơn để bạn có nhiều vật liệu chất lượng để dùng như vậy cả.

Screen Shot 2016-05-01 at 05.08.36

4 The London Fashion Week

Fashion week – the experience all fashion students dream of! Or well, at least it is for me.

Tuần lễ thời trang – trải nghiệm mơ ước của bao sinh viên thời trang! Hoặc chí ít là với mình.

Preparations / Before the Show:

(Chuẩn bị / Trước khi show diễn ra)

Coming up to fashion week, we had to stay up really late at night and worked all weekends. It wasn’t compulsory though, but of course most of us voluntarily stayed. Thanks to my manager, we only had to stay late for about 2-3 days before the show to finish the work needed. Interns at other brands do this for a few weeks.

Khi tuần lễ thời trang đến gần, bọn mình phải ở lại muộn và làm cả cuối tuần. Mặc dù không bắt buộc nhưng hầu hết đều tự nguyện ở lại. Nhờ có manager sắp xếp việc tốt nên bọn mình chỉ phải ở lại muộn tầm 2-3 ngày trước show. Intern ở những nơi khác thường phải làm thế vài tuần.

The most dreadful part was when we had to go out and deliver the invitations. It was winter so it was super cold and it got dark quickly. Each invitation was placed inside a nice box, which didn’t fit the frigging standard letter box so if nobody was home, we had to take the invitation back and came back another time. There were times when I deliver them until 10-11 p.m.

Phần mệt mỏi nhất là lúc bọn mình phải đi gửi giấy mời. Lúc đó là mùa đông nên trời siêu lạnh lại còn tối nhanh nữa. Giấy mời thì được đặt trong hộp rất đẹp đẽ nhưng lại không đút vừa vào khe thư nên nếu không có người ở nhà thì bọn mình lại phải mang về và quay lại vào một lúc khác. Có những hôm mình phải đi gửi giấy mời đến tận 10-11 giờ đêm.

4146600661d0e0b18d9805eda3655b3822f524953cc7fd6f118dcabd06c7f970

The Day of the Show:

(Ngày của show diễn)

Duties / Nhiệm vụ

Before the show, we were briefly instructed how to change clothes for the models (like putting a veil on them before changing so the makeup wouldn’t stain the garments, or in which order should we put the clothes on…). We’re also told not to let the models sit down since it would crumble the clothes. We also prepared the guests’ gift bags (and were allowed to take home unused ones lol).

Trước show bọn mình được hướng dẫn cách thay quần áo cho người mẫu (như việc phải trùm một miếng voan lên họ trước khi thay đồ để không bị dính makeup lên quần áo, hay thứ tự mặc đồ…). Bọn mình cũng được dặn là không được để cho họ ngồi xuống sau khi đã mặc đồ vì làm vậy có thể làm nhăn quần áo. Bọn mình cũng phải chuẩn bị cả túi quà cho khách tới xem nữa (và được mang phần thừa về hehe).

Sadly we weren’t allowed to take pictures backstage since there would be naked models everywhere, and it was also to make sure that we focused on our job.

Tiếc là bọn mình không được phép chụp ảnh hậu trường vì có model đang nude ở mọi nơi, và cũng để đảm bảo bọn mình tập trung làm việc nữa.

Tips: Get plenty of sleep the night before because the show day is always super hectic and busy, so it will be very tiring. I wish I did. I felt like a zombie that day.

Tips: Nhớ ngủ đủ giấc tối hôm trước vì hôm show sẽ cực kì bận rộn và mệt mỏi. Ước gì mình đã làm thế. Cả tối hôm đấy mình như zombie lờ đà lờ đờ chỉ muốn ngất.

Staffs

They were really busy with their own job, so expect to improvise if a problem comes up, or at least try to be aware of where the staffs are so you can find help.

Staff cũng rất bận rộn với việc của họ nên hãy chuẩn bị tinh thần ứng biến nếu có sự cố xảy ra, hoặc chí ít thì luôn để ý xem họ ở đâu nếu rất cần trợ giúp.

Models

The brand I work for is also known for their supermodel-heavy catwalks, so many of them were pretty well known in the industry. Most of the models who walked that day were at Burberry show. And my goodness were they hard to work with. Some of them were really nice, but others were just snobby and rude. Not like I could do anything about it. The staffs wouldn’t be on your side if drama happens.

Hãng mình làm cũng nổi tiếng với việc luôn có nhiều siêu mẫu diễn, nên khá nhiều người mẫu ngày hôm đó rất nổi trong ngành thời trang. Hầu hết đều vừa diễn cho Burberry ngay trước đó. Và má ơi họ khó chiều vô cùng. Một số thì khá dễ thương tốt bụng, nhưng số còn lại thì siêu chảnh cún và thô lỗ. Nhưng mình cũng chả làm gì được. Nếu có vấn đề gì thì staff cũng chả bao giờ đi bênh mình cả.

giles_707_ss16_592x888

During the show:

(Trong lúc show)

Interns had to stay backstage and watch the show through a monitor (boohoo). The show went on for about 15 minutes, and when all the models came back we had to quickly change them back since most of them had schedule right after.

Intern phải ở hậu trường và xem show qua màn hình trực tuyến (huhu). Show diễn ra khoảng 15′ và ngay khi dàn mẫu quay lại thì bọn mình phải nhanh chóng giúp họ thay đồ vì hầu hết đều có lịch kín ngay sau đấy.

a69e797fbd708be6e8a67d1ab0d39e9a9a8dc4b1988f6320f13d4059df8d04bd

After the show:

(Sau show)

We helped packing up everything to put on the vans to bring back to the studio (but we didn’t have to go), then me and the interns I was close to went to have ramen to celebrate and just have fun. Afterwards we all got the rest of the week off to rest before going back to work.

Bọn mình thu dọn mọi thứ để cho lên xe tải chở về studio (nhưng không phải về cùng) rồi sau đó mình cùng những người mình thân đi ăn ramen để ăn mừng. Sau đó bọn mình được nghỉ nốt cả tuần để nghỉ ngơi dưỡng sức trước khi quay lại.

The next few weeks, at first it was quite calm as there wasn’t much to do, so we just cleaned up and reorganised the studio. Shortly after, requests from magazines and celebrity stylists would flood in to borrow garments from the collection. And there we go again with the delivering.

Những tuần sau đó, ban đầu thì khá yên bình vì không có gì để làm, nên chỉ dọn dẹp và kê lại studio. Ngay sau đấy thì các báo và stylist cho celeb sẽ ầm ầm gửi yêu cầu mượn đồ từ collection. Và thế là lại bắt đầu hành xác đi giao đồ.

A few months after that, we would start preparing and making samples for the next collection.

Vài tháng sau đó thì bọn mình bắt tay vào chuẩn bị và làm sample cho collection tiếp theo.

d30bdbf109026cd962956ed31cc8a34c961d579493c48d6d8946f7b50ab53467

5 Other Things to Consider

  • Interning full-time is not much different from actually working, except you’re unpaid most of the time. You work 9 to 5 or 10 to 6 all weekdays, and stay late when things get busy.
  • You’ll find that you have less time for yourself. You work all day, come back home, cook, eat, shower and it’s already almost time for bed. And will repeat the same thing everyday. I’m not saying this to scare you off, but for you to be mentally prepared.
  • Most companies give you lunch allowance or at least have a microwave. Mine had none. So you might want to find out about that before coming to work.

/

  • Đi thực tập full-time cũng không khác mấy với việc đi làm, trừ việc bạn không được trả lương ra. Bạn sẽ làm từ 9 đến 5h hoặc 10 đến 6h các ngày trong tuần, và ở lại muộn nếu studio rất bận.
  • Bạn sẽ thấy có ít thời gian cho bản thân hơn. Đi làm cả ngày, về nhà, nấu cơm, ăn uống, tắm rửa thôi là đã gần đến giờ đi ngủ rồi. Và ngày nào bạn cũng sẽ lặp lại lịch trình đó. Mình không nói vậy để doạ, mà để bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
  • Hầu hết các công ty đều phát tiền ăn hoặc chí ít là có lò vi sóng cho bạn. Nhưng công ty mình thì chẳng có gì hết. Nên có lẽ bạn nên tìm hiểu về vấn đề này trước khi đến làm việc.

a-rail-in-giles-deacons-studio-london-fashion-week-2011brphoto-by-phil-oh-wwwstreetpeepercom

* * * * * * * * * * * * * *

Overall I’m happy with the internship. I definitely matured personally and professionally, and I feel much more confident to go back to uni to create my final collection with the what I’ve gained through the placement.

Nhìn chung thì mình hài lòng với internship của mình. Mình cảm thấy mình trưởng thành hơn về cả mặt tính cách lẫn cách làm việc, và thực sự tự tin hơn rất nhiều với việc quay lại trường để làm collection cuối cùng cho tốt nghiệp với những gì mình đã học được.

Of course it can’t go smoothly all the time, but efforts always pay off. As I’ve been there for a long time, I feel more at ease and more comfortable now. If I can make time during my final year, I will probably continue to work there but part-time only (since I have lessons to go to).

Tất nhiên mọi thứ không luôn diễn ra suôn sẻ, nhưng có nỗ lực thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Vì mình làm ở đây đã lâu nên bây giờ mình cảm thấy cực thoải mái dễ chịu khi đi làm. Nếu có thời gian có lẽ năm sau mình vẫn sẽ làm ở đây nhưng part-time thôi (vì còn phải lên lớp nữa).

*

I hope this post has given you some ideas about a fashion internship and help you decide wether or not to take one on.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn nhìn sơ được việc đi thực tập cho công ty thời trang là như thế nào và giúp bạn quyết định có nên làm hay không.

* * * * * * * * * * * * * *

Thanks for reading! What would you be interested in reading next?

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết! Bạn muốn đọc về vấn đề gì tiếp theo nhỉ?

Vote

*This voting is for the post after the next post. The next post will be part 2 of my interning experience, which focuses on applying for an internship.

*Lần vote này sẽ áp dụng cho bài viết sau bài tiếp theo. Bài tiếp theo sẽ là phần 2 của bài này và mình sẽ tập trung vào quá trình xin việc như đã nói trên đầu bài.

Got any question? Leave a comment below or pop an anonymous question in my Ask.fm.

Nếu bạn có thắc mắc gì, bạn có thể comment bên dưới hoặc hỏi trong Ask.fm của mình.

Ask Me button

Images credits

One thought on “My Fashion Internship in London (part 1/2): My Experience

Leave a Comment

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s